logo
en
vi

Tuyển sinh

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Giới thiệu chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Quản trị Kinh doanh

1. Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (thông báo tuyển sinh năm 2019 xem tại đây)
- Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành bằng tiếng Anh, cập nhật chương trình quốc tế, có tính ứng dụng cao;
- Đội ngũ giảng viên là PGS, TS, có phương pháp giảng dạy hiện đại, luôn cập nhật, được đào tạo chủ yếu ở các nước Pháp, Mỹ, Úc.
- Thời gian học linh hoạt, giúp học viên dễ sắp xếp công việc để tập trung học tập, nghiên cứu.
- Môi trường học tập, nghiên cứu chuyên nghiệp, có sự hỗ trợ tối đa về mặt học thuật và hành chính, giúp học viên yên tâm học tập nghiên cứu.

190523 quan tri kinh doanh_041 190523 quan tri kinh doanh_03

2. Đối tượng tuyển sinh
- Cử nhân Quản trị kinh doanh
- Tốt nghiệp đại học một số ngành khác có thể đăng ký dự thi vào chuyên ngành Quản trị kinh doanh sau khi đã học bổ sung kiến thức theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 6 Quy chế Đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.


3. Điều kiện tuyển sinh
3.1. Văn bằng: 
- Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi;
- Đã tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ và đã học bổ sung kiến thức theo quy định;
- Văn bằng đại học do cơ sở nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.
3.2. Kinh nghiệm công tác chuyên môn
- Tối thiểu 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi (tính từ ngày ký Quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi) trừ trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên, ngành đúng, hoặc phù hợp với chuyên ngành dự thi.
- Tối thiểu 02 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi (tính từ ngày ký Quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi) đối với người tốt nghiệp đại học một số ngành khác đăng ký dự thi vào chuyên ngành đào tạo thạc sĩ Quản trị kinh doanh.


4. Điều kiện ưu tiên
4.1. Đối tượng ưu tiên
a) Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng kí dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
b) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
c) Con liệt sĩ;
d) Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;
đ) Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định tại điểm a).
e) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.
4.2. Mức ưu tiên
Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên (gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn ngoại ngữ 2 (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ 2 và cộng 01 điểm (thang điểm 10) cho môn thi cơ bản.
4.3. Yêu cầu
Các đối tượng ưu tiên phải có đủ các giấy tờ minh chứng hợp lệ và phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn cùng với hồ sơ đăng kí dự thi.


5. Cơ hội việc làm
- Nghiên cứu viên và giảng viên tại các học viện, nhà trường về kinh tế, quản trị kinh doanh và các lĩnh vự liên quan khác:
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý, quản trị, điều hành các cấp trong cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội, các tổ chức quốc tế:
- Chủ tịch, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc điều hành, thành viên ban giám đốc, các trưởng phó phòng của các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước:


6. Chương trình đào tạo
- Thời gian học: 2 năm, tập trung
- Tổng số tín chỉ: 60 tín chỉ¸ cụ thể như sau:
+ Khối kiến thức chung (bắt buộc): 07 tín chỉ
+ Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 38 tín chỉ, trong đó Bắt buộc: 17 tín chỉ và Lựa chọn: 21 tín chỉ
+ Luận văn: 15 tín chỉ
- Tên các học phần và số tín chỉ

 

Stt

Tên học phần

Ghi chú

I

Khối kiến thức chung

 

1

Triết học (Philosophy)

 

2

Phương pháp nghiên cứu (Research Methodology)

 

3

Tiếng Anh trong nghiên cứu (English for Academic Research)

 

II

Khối kiến thức cơ sở ngành

 

2.1

Bắt buộc:

 

4

Quản trị chiến lược nâng cao (Advanced Strategic Management)

 

5

Quản trị tác nghiệp (Operations Management)

 

6

Kế  toán  cho  các  quyết  định  quản trị (Accounting for Management Decisions)

 

7

Quản trị tài chính chiến lược (Strategic Financial Management)

 

2.2

Tự chọn:

 

8

Kinh tế học quản lý (Managerial Economics)

 

9

Quản trị nhân sự nâng cao (Advanced Human Resource Management)

 

10

Quản trị và hành vi tổ chức (Management & Organizational Behaviour)

 

11

Hệ thống thông tin và xử lý thông tin kinh tế (Information System and Economic Data)

 

12

Thống kê ứng dụng (Applied Statistics)

 

13

Tiếng Anh trong giao tiếp kinh doanh (English for Business Communiation)

 

III

Phần kiến thức chuyên ngành

 

3.1

Các học phần bắt buộc

 

14

Quản trị Marketing nâng cao (Avanced Marketing Management)

 

15

Quản trị kinh doanh quốc tế (International Business Management)

 

16

Kinh tế lượng nâng cao (Advanced Econometrics)

 

3.2

Các học phần lựa chọn

 

17

Môi trường pháp lý kinh doanh (Legal Environment for Business)

 

18

Lãnh đạo doanh nghiệp (Leadership in organizations)

 

19

Khởi nghiệp (Enterpreneurship)

 

20

Marketing điện tử (E-marketing)

 

21

Phương pháp nghiên cứu thị trường (Marketing Research Methods)

 

22

Tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance)

 

23

Quản trị rủi ro tài chính (Financial Risk Management)

 

24

Thị trường chứng khoán (Securities Market)

 

25

Thuế doanh nghiệp (Business Taxation)

 

26

Kế toán doanh nghiệp nâng cao (Advance Corporate Accounting)

 

IV

Luận văn (Thesis)

 

 

 

 

 

7. Địa chỉ liên hệ
- Khoa Sau Đại học – Trường Đại học Hà Nội
- Địa chỉ: Phòng 211 nhà C, trường Đại học Hà Nội, km số 9, đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Điện thoại: (024)38544498, 0385518156
- Email:  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ; Website: saudaihoc.hanu.vn; FB: Sau Dai Hoc Hanu

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ NN PHÁP - BIÊN PHIÊN DỊCH

Giới thiệu chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Ngôn ngữ Pháp định hướng biên phiên dịch

1. Thạc sĩ ngành Ngôn ngữ Pháp - định hướng biên phiên dịch (thông báo tuyển sinh năm 2019 xem tại đây)
- Chương trình đào tạo chuyên sâu, được thiết kế khoa học, dựa trên nhu cầu của học viên. Chương trình đào tạo cũng mang tính ứng dụng cao về định hướng nghề nghiệp biên phiên dịch cấp cao, giảng dạy, nghiên cứu.
- Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, có phương pháp giảng dạy hiện đại, luôn được cập nhật, được đào tạo chủ yếu tại những nói tiếng Pháp như Pháp, Bỉ, Canada.
- Thời gian học linh hoạt, giúp học viên dễ sắp xếp công việc để tập trung học tập, nghiên cứu.
- Môi trường học tập, nghiên cứu chuyên nghiệp, có sự hỗ trợ tối đa về mặt học thuật và hành chính, giúp học viên yên tâm học tập nghiên cứu.

190523 ngon ngu phap 03          190523 ngon ngu phap 04

2. Đối tượng tuyển sinh
Cử nhân Ngôn ngữ Pháp, Sư phạm Pháp, Biên phiên dịch tiếng Pháp và một số ngành liên quan đến tiếng Pháp.


3. Điều kiện tuyển sinh
3.1. Văn bằng: 
- Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi;
- Đã tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ và đã học bổ sung kiến thức theo quy định;
- Văn bằng đại học do cơ sở nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.
3.2. Kinh nghiệm công tác chuyên môn
- Tối thiểu 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi (tính từ ngày ký Quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi) trừ trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên, ngành đúng, hoặc phù hợp với chuyên ngành dự thi.


4. Học bổng, điều kiện ưu tiên và ưu đãi
4.1. Đối tượng ưu tiên
a) Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng kí dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
b) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
c) Con liệt sĩ;
d) Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;
đ) Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định tại điểm a).
e) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.
4.2. Mức ưu tiên
Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên (gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn ngoại ngữ 2 (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ 2 và cộng 01 điểm (thang điểm 10) cho môn thi cơ bản.
4.3. Yêu cầu:
Các đối tượng ưu tiên phải có đủ các giấy tờ minh chứng hợp lệ và phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn cùng với hồ sơ đăng kí dự thi.


5. Cơ hội việc làm
- Có thể đảm nhiệm vị trí biên dịch ở các cơ quan hợp tác quốc tế, cơ quan thông tấn, truyền thông của Việt Nam (Đài Phát thanh truyền hình quốc gia, Thông tấn xã ...) và các Tổ chức quốc tế Pháp ngữ như AUF, OIF, và các Tổ chức phi chính phủ (ONG) đến từ một nước Pháp ngữ, các nhà xuất bản, các tòa báo phát hành ấn phẩm bằng tiếng Việt và/hoặc tiếng Pháp (Nhân Dân, Nhân Dân điện tử, le Courrier du Vietnam...);
- Có thể đảm nhiệm vị trí phiên dịch tiếp xúc trong các cơ quan nêu trên;
- Có thể đảm nhiệm vị trí phiên dịch hội nghị quốc tế, dịch song song hoặc nối tiếp cho các hoạt động hợp tác quốc tế, khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và các nước sử dụng tiếng Pháp; 
- Có thể làm công tác nghiên cứu dịch thuật tại các viện nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định kế hoạch chương trình đào tạo giảng dạy dịch Pháp-Việt tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trường phổ thông và các trung tâm đào tạo trong nước và quốc tế;
- Có thể tự thành lập trung tâm dịch, tổ chức giảng dạy dịch Pháp-Việt, hoặc tự 
tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng trong môi trường quốc tế, hội nhập toàn cầu.


6. Cơ hội học nghiên cứu sinh
- Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành Ngôn ngữ Pháp – định hướng biên phiên dịch, học viên có thể tiếp tục theo học chương trình đào tạo Tiến sĩ ngành Ngôn ngữ Pháp tại Trường ĐH Hà Nội.


7. Chương trình đào tạo
- Thời gian học: 2 năm, tập trung
- Tổng số tín chỉ: 60 tín chỉ¸ cụ thể như sau:
+ Khối kiến thức chung (bắt buộc): 06 tín chỉ
+ Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 39 tín chỉ
Bắt buộc: 18 tín chỉ, 
Tự chọn: 21 tín chỉ
+ Luận văn: 15 tín chỉ
- Tên các học phần và số tín chỉ

Stt

Tên học phần

Ghi chú

I

Khối kiến thức chung

 

 1

Triết học

 

 2

Ngoại ngữ 2 (*)

(Tiếng Nga, Tiếng Anh, Tiếng Đức, Tiếng Trung, Tiếng Nhật)

 

II

Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

 

II.1

Bắt buộc:

 

 1

Viết hàn lâm (Ecriture scientifique)

 

 2

Lí thuyết học tiếng (Théorie d'apprentissage et acquisition d'une langue)

 

3

Phương pháp giảng dạy tiếng Pháp (Méthodologie du FLE)

 

 4

Phương pháp nghiên cứu (Méthodologie de rercherche)

 

II.2

Tự chọn:

 



Hình thái-cúpháp học tiếng Pháp (Morpho-syntaxe française)

 

2

Lý thuyết dịch (Théorie de la traduction)

 

3

Giao tiếp liên văn hoá (Communication interculturelle)

 

4

Ngữ dụng học tiếng Pháp (Pragmatique française)

 

5

Đối chiếu ngôn ngữ Pháp-Việt (Analyse contrastive du français et du vietnamien)

 

 6

Kiểm tra và đánh giá năng lực ngoại ngữ (Test et évaluation en FLE )

 

7

Chuyên đề dịch chuyên ngành (Séminaire en traduction spécialisée)

 

 8

Chuyên đề dịch văn học (Séminaire en traduction littéraire)

 

 9

Ngữ âm học và Âm vị học Phonétique & Phonologie)

 

10

Phân tích diễn ngôn (Analyse du discours)

 

11

Văn học trong giảng dạy ngoại ngữ(Littérature dans l’enseignement du FLE)

 

12

Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ngoại ngữ (TIC dans l’enseignement des langues)

 

 13

Từ vựng, ngữ nghĩa học tiếng Pháp (Lexico-sémantique française)

 

14

Thiết kế và đánh giá tài liệu dạy học tiếng Pháp (Elaboration et évaluation des supports pédagogiques en FLE)

 

III

Luận văn thạc sỹ

 

 

 

 

Ghi chú: (*) Học phần ngoại ngữ là học phần điều kiện, có khối lượng 3 tín chỉ, được tổ chức đào tạo chung cho các học viên có nhu cầu và được đánh giá theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Kết quả đánh giá học phần ngoại ngữ không tính trong điểm trung bình chung tích lũy nhưng vẫn tính vào tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo.

8. Địa chỉ liên hệ
- Khoa Sau Đại học – Trường Đại học Hà Nội
- Địa chỉ: Phòng 211 nhà C, trường Đại học Hà Nội, km số 9, đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Điện thoại: (024)38544498, 0385518156
- Email:  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ; Website: saudaihoc.hanu.vn; FB: Sau Dai Hoc Hanu

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC

Giới thiệu chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Ngôn ngữ Trung Quốc

1. Thạc sĩ Ngôn ngữ Trung Quốc (thông báo tuyển sinh năm 2019 xem tại đây)
- Chương trình đào tạo chuyên sâu, được thiết kế khoa học, dựa trên nhu cầu của học viên. Chương trình đào tạo cũng mang tính ứng dụng cao về định hướng nghề nghiệp giảng dạy, nghiên cứu.
- Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, có phương pháp giảng dạy hiện đại, luôn được cập nhật, được đào tạo chủ yếu tại Trung Quốc đại lục, Đài Loan.
- Thời gian học linh hoạt, giúp học viên dễ sắp xếp công việc để tập trung học tập, nghiên cứu.
- Môi trường học tập, nghiên cứu chuyên nghiệp, có sự hỗ trợ tối đa về mặt học thuật và hành chính, giúp học viên yên tâm học tập nghiên cứu.

 190521 ngon ngu TQ 01         190521 ngon ngu TQ_02 

2. Đối tượng tuyển sinh
Các thí sinh đã tốt nghiệp cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc, Sư phạm tiếng Trung Quốc, Biên phiên dịch tiếng Trung Quốc và một số ngành liên quan đến tiếng Trung Quốc.

3. Điều kiện tuyển sinh
3.1. Văn bằng
- Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi;
- Đã tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ và đã học bổ sung kiến thức theo quy định;
- Văn bằng đại học do cơ sở nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.

3.2. Kinh nghiệm công tác chuyên môn
- Có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi (tính từ ngày ký Quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi) trừ trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên, ngành đúng, hoặc phù hợp với chuyên ngành dự thi.

4. Đối tượng ưu tiên
a) Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng kí dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
b) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
c) Con liệt sĩ;
d) Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;
đ) Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định tại điểm a).
e) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.
4.1. Mức ưu tiên
Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên (gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn ngoại ngữ 2 (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ 2 và cộng 01 điểm (thang điểm 10) cho môn thi cơ bản.
4.2. Yêu cầu:
Các đối tượng ưu tiên phải có đủ các giấy tờ minh chứng hợp lệ và phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn cùng với hồ sơ đăng kí dự thi.

5. Cơ hội việc làm
- Có thể đảm nhận công việc nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định kế hoạch chương trình đào tạo giảng dạy ngôn ngữ Trung Quốc tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trường phổ thông và các trung tâm đào tạo trong nước và quốc tế;
- Có thể làm việc quản lý ở các trường, sở giáo dục hoặc phòng giáo dục tại địa phương;
- Có thể tự tạo lập trung tâm, tổ chức giảng dạy ngôn ngữ Trung Quốc, hoặc tự tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng trong môi trường quốc tế, hội nhập toàn cầu.

6. Cơ hội học nghiên cứu sinh
- Có thể tiếp tục theo học chương trình đào tạo Tiến sĩ ngành Ngôn ngữ Trung Quốc.

7. Chương trình đào tạo
- Thời gian học: 2 năm, tập trung
- Tổng số tín chỉ: 60 tín chỉ¸ cụ thể như sau:
+ Khối kiến thức chung (bắt buộc): 06 tín chỉ
+ Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 39 tín chỉ, trong đó Bắt buộc: 18 tín chỉ và Tự chọn: 21 tín chỉ
+ Luận văn: 15 tín chỉ
- Tên các học phần và số tín chỉ

Stt

Tên học phần

Ghi chú

I

Khối kiến thức chung

 

1 Triết học (哲学)

 

2 Ngoại ngữ 2 (*)

(General Foreign Language)

(Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nhật)

 

II

Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

 

II.1

Bắt buộc:

 

1 Viết hàn lâm

(研究生学术论文写作方法与规范)

 

2 Lí thuyết học tiếng

(第二语言学习理论)

 

3 Phương pháp giảng dạy tiếng Trung Quốc cho người nước ngoài

(对外汉语教学法)

 

4 Phương pháp nghiên cứu khoa học

(研究方法)

 

II.2

Tự chọn:

 

5 Chuyên đề nghiên cứu chữ Hán

(汉字研究专题)

 

7

Thiết kế và đánh giá tài liệu dạy học tiếng Trung Quốc

(教材编写与评估)

 

8

Ngôn ngữ và văn hoá

(语言与文化)

 

9

Đối chiếu ngôn ngữ Trung-Việt

(对比语言学)

 

10 Ngữ pháp tiếng Trung Quốc hiện đại

(现代汉语语法研究)

 

11

Kiểm tra và đánh giá năng lực ngôn ngữ (语言测试)

 

12 Từ vựng học tiếng Trung Quốc (现代汉语词汇学)

 

13 Lịch sử ngôn ngữ học tiếng Trung Quốc (中国语言学史)

 

14 Ngữ nghĩa học tiếng Trung Quốc (汉语语义学)

 

15

Phân tích diễn ngôn (话语分析)

 

16 Văn học trong dạy học tiếng Trung Quốc (汉语教学中之文学)

 

17

Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ngoại ngữ (现代教育技术应用汉语教学)

 

18 Lịch sử văn học Trung Quốc (中国文学史)

 

19

Lý thuyết dịch (翻译理论)

 

 20

Tiếng Trung Quốc cổ đại (古代汉语)

 

III

Luận văn thạc sỹ

 

 

 

 


Ghi chú: (*) Học phần ngoại ngữ là học phần điều kiện, có khối lượng 3 tín chỉ, được tổ chức đào tạo chung cho các học viên có nhu cầu và được đánh giá theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Kết quả đánh giá học phần ngoại ngữ không tính trong điểm trung bình chung tích lũy nhưng vẫn tính vào tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo.

8. Địa chỉ liên hệ
- Khoa Sau Đại học – Trường Đại học Hà Nội
- Địa chỉ: Phòng 211 nhà C, trường Đại học Hà Nội, km số 9, đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Điện thoại: (024)38544498, 0385518156
- Email:  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Website: saudaihoc.hanu.vn    FB: Sau Dai Hoc Hanu