logo
en
vi

Tuyển sinh

THÔNG BẢO TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ VÀ TIẾN SĨ 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI THÔNG BÁO CHỈ TIÊU TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ VÀ THẠC SĨ 2021 NHƯ SAU:

Xem thêm...

THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ - TIẾN SĨ NĂM 2020

Trường Đại học Hà Nội thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ năm 2020

Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ năm 2020 như sau:

Chương trình

Trình độ/Ngành đào tạo

Chỉ tiêu

Thời gian đào tạo

Hình thức tuyển sinh

 

Thạc sĩ:

- Ngôn ngữ Anh

- Ngôn ngữ Nga

- Ngôn ngữ Pháp

- Ngôn ngữ Trung Quốc

- Ngôn ngữ Nhật

- Ngôn ngữ Việt Nam

(chi tiết xem Phụ lục 3)

-  Quản trị Kinh doanh (dạy bằng tiếng Anh)

 

50

20

20

20

20

24

 

15

41

 

 

 

 

2 năm

 

Thi tuyển đối với người Việt Nam;

 

Xét tuyển đối với người nước ngoài.

 

 

Trong nước

- Chính sách công:

   Chương trình dạy bằng tiếng Anh:

+ Định hướng ứng dụng

+ Định hướng nghiên cứu

   Chương trình dạy bằng tiếng Việt:

+ Định hướng ứng dụng

+ Định hướng nghiên cứu

   (chi tiết xem Phụ lục 4)

Nghiên cứu sinh:

- Ngôn ngữ Nga

- Ngôn ngữ Pháp

- Ngôn ngữ Anh

 

10

5

15

3 năm đối với người có bằng Thạc sĩ,

4 năm đối với người có bằng Cử nhân.

Xét tuyển

Liên kết cấp song bằng

Thạc sĩ:

- Ngôn ngữ Pháp (Trường ĐHHN cấp bằng)

và Ngôn ngữ - Văn học Pháp và Latinh (Trường ĐH Công giáo Louvain cấp bằng).

-  Ngôn ngữ Nhật (Trường ĐHHN cấp bằng)

và Ngôn ngữ Văn hóa Nhật (Trường ĐH Nữ sinh Nara cấp bằng).

 

15

 

6

2 năm

Thi tuyển đối với người Việt Nam;

Xét tuyển đối với người nước ngoài.

Nghiên cứu sinh:

- Ngôn ngữ Pháp (Trường ĐHHN cấp bằng)

và Ngôn ngữ - Văn học Pháp và Latinh (Trường ĐH Công giáo Louvain cấp bằng).

 

5

 

3 năm đối với người có bằng Thạc sĩ,

4 năm đối với người có bằng Cử nhân.

Xét tuyển

Xét tuyển
I. Hồ sơ đăng ký dự tuyển :
1. Hồ sơ đăng ký dự tuyển trình độ Thạc sĩ

A-Thí sinh người Việt Nam
1.1. Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu in sẵn);
1.2. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương;
1.3. Bản sao giấy khai sinh;
1.4. Giấy chứng nhận sức khoẻ (của bệnh viện đa khoa trong vòng 6 tháng);
1.5. Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm;
1.6. Bản sao công chứng các giấy tờ pháp lí về đối tượng ưu tiên (nếu có);
1.7. Bản sao công chứng các quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động để chứng nhận thâm niên công tác;
1.8. Ba ảnh 3x4; hai phong bì và tem ghi rõ địa chỉ liên hệ;
1.9. - Đối với thí sinh đăng ký học Chương trình liên kết đào tạo với Trường Đại học Nữ sinh Nara, thí sinh nộp thêm một bộ hồ sơ bằng tiếng Nhật theo mẫu qui định. Thông tin chi tiết tại http://bit.ly/hanunara.

- Đối với thí sinh đăng ký học chương trình liên kết của Trường Đại học Hà Nội với Trường Đại học Công giáo Louvain, sau khi trúng tuyển học viên phải hoàn tất thủ tục đăng ký học với Trường Đại học Louvain. Thông tin chi tiết tại http://bit.ly/louvain.

B- Thí sinh người nước ngoài:
1. Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu in sẵn);
2. Bản sao hộ chiếu;
3. Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp đại học và Bảng điểm đại học;
(Yêu cầu công chứng tại chính quốc gia thí sinh mang quốc tịch và có hợp pháp hóa lãnh sự của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại quốc gia đó);
4. Giấy chứng nhận sức khỏe của Bệnh viện đa khoa trong vòng 6 tháng;
5. Chứng chỉ năng lực tiếng Việt (dành cho thí sinh đăng ký xét tuyển ngành Ngôn ngữ Việt Nam, tốt nghiệp đại học ngành gần, ngành khác mà ngôn ngữ dùng trong học tập không phải là tiếng Việt).

2. Hồ sơ đăng ký xét tuyển trình độ Tiến sĩ:
2.1. Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu in sẵn);
2.2. Sơ yếu lí lịch có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương;
2.3. Lý lịch khoa học;
2.4. Bản sao giấy khai sinh;
2.5. Giấy chứng nhận sức khoẻ (của bệnh viện đa khoa trong vòng 6 tháng);
2.6. Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm;
2.7. Bản sao công chứng Bằng thạc sĩ và bảng điểm;
2.8. Bản sao công chứng văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ;
2.9. Bản sao công chứng các quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động; công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý;
2.10. Ba ảnh 3x4; hai phong bì dán tem ghi rõ địa chỉ liên hệ;
2.11. Đề cương nghiên cứu;
2.12. Một thư giới thiệu đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển của nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn và am hiểu lĩnh vực người dự tuyển dự định nghiên cứu;
2.13 Bản sao bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 36 tháng tính đến ngày đăng ký dự tuyển;
2.14 Đối với thí sinh đăng ký học chương trình liên kết của Trường Đại học Hà Nội với Trường Đại học Công giáo Louvain, sau khi trúng tuyển học viên phải hoàn tất thủ tục đăng ký học với Trường Đại học Louvain. Thông tin chi tiết tại http://bit.ly/louvain.

Ghi chú:
- Trường chỉ nhận hồ sơ có đầy đủ giấy tờ như qui định;hồ sơ đã nộp không được trả lại;
- Trường Đại học Hà Nội bảo lưu quyền không tổ chức thi tuyển trình độ thạc sĩ nếu số thí sinh đăng ký ít hơn 05 người/01 chuyên ngành.

II. Thời gian nộp hồ sơ, ôn tập, thi tuyển, thông báo kết quả:
1. Thời gian nộp hồ sơ: Từ khi có thông báo đến trước khi thi 2 tuần.
2. Thời gian ôn tập, học bổ sung kiến thức: Xem kế hoạch trên website saudaihoc.hanu.vn
3. Thời gian thi, xét tuyển:
Đợt 1: Ngày 25 và 26 tháng 7 năm 2020
Đợt 2: Ngày 19 và 20 tháng 9 năm 2020

4. Thông báo kết quả: Sau khi thi 1 tháng.
5. Thời gian nhập học (dự kiến): tháng 11/2020

III. Các môn thi tuyển trình độ thạc sĩ:
1. Ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Nhật, thí sinh dự thi các môn sau:
1.1. Môn Cơ bản: Triết học.
1.2. Môn Cơ sở ngành: Thi HANU TEST các kỹ năng tiếng theo dạng thức quốc tế.
1.3. Môn Ngoại ngữ 2: Bài thi ngoại ngữ HANU TEST, gồm 4 kỹ năng (Nghe, Nói, Đọc, Viết), tương đương bậc 2/6 Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Thí sinh chọn một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật không trùng với ngoại ngữ thuộc ngành đăng kí dự thi.
1.4. Thí sinh đăng ký dự thi vào Chương trình liên kết đào tạo với Trường Đại học Nữ sinh Nara phải dự thi thêm phần phỏng vấn qua Skype và làm một bài viết luận.

2. Ngành Quản trị kinh doanh thí sinh dự thi các môn sau:
2.1. Môn Cơ bản: Xác suất thống kê
2.2. Môn Cơ sở ngành: Quản trị học
2.3. Môn tiếng Anh: Bài thi tiếng Anh HANU TEST, gồm 4 kỹ năng (Nghe, Nói, Đọc, Viết), tương đương bậc 3/6 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

3. Ngành Chính sách công thí sinh dự thi các môn sau:
3.1. Môn Cơ bản: Triết học
3.2. Môn Cơ sở ngành: Những vấn đề cơ bản của chính sách công
3.3. Môn tiếng Anh:

Đối với thí sinh dự thi ngành Chính sách công (dạy bằng tiếng Việt) thi tiếng Anh HANU TEST, gồm 4 kỹ năng (Nghe, Nói, Đọc, Viết), tương đương bậc 2/6 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Đối với thí sinh dự thi ngành Chính sách công (dạy bằng tiếng Anh) thi tiếng Anh HANU TEST, gồm 4 kỹ năng (Nghe, Nói, Đọc, Viết), tương đương bậc 3/6 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

- Thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ 2, môn tiếng Anh: Xem Phụ lục 1

IV. Lệ phí:
1. Lệ phí hồ sơ: 60.000 đồng/hồ sơ
2. Lệ phí xét tuyển: 500.000 đồng/thí sinh
3. Lệ phí thi: 1.500.000 đồng/thí sinh

V. Liên hệ:
Khoa Đào tạo Sau đại học: Phòng 211, nhà C, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, Đường Nguyễn Trãi, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 38544498;
Email:  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ; Website: saudaihoc.hanu.vn

Thông báo chi tiết xem tại đây.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH

Giới thiệu chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Ngôn ngữ Anh

1. Tiến sĩ Ngôn ngữ Anh (thông báo tuyển sinh năm 2019 xem tại đây)
- Chương trình đào tạo chuyên sâu, được thiết kế khoa học, dựa trên nhu cầu của học viên, giúp phát triển kỹ năng nghiên cứu, tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu công việc của học viên.
- Đội ngũ giảng viên, cán bộ hướng dẫn giàu kinh nghiệm, có phương pháp giảng dạy và hướng dẫn khoa học hiện đại, luôn được cập nhật, được đào tạo chủ yếu tại các quốc gia nơi tiếng Anh là ngôn ngữ bản xứ như Anh, Australia, Mỹ, New Zealand, v.v..
- Thời gian học linh hoạt, giúp học viên dễ sắp xếp công việc để tập trung học tập, nghiên cứu.
- Môi trường học tập, nghiên cứu chuyên nghiệp, tạo điều kiện tối đa về mặt học thuật và hành chính, giúp học viên yên tâm học tập nghiên cứu.

190521 TS_ngon ngu Anh_04 190521 TS_ngon ngu Anh_05

2. Đối tượng và điều kiện tuyển sinh
2.1 Văn bằng: Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ hoặc bằng cử nhân loại giỏi trở lên, ngành tốt nghiệp phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự tuyển.

2.2 Công trình nghiên cứu: Là tác giả 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

2.3 Có 01 bài luận về dự định nghiên cứu, trong đó trình bày rõ ràng các vấn đề như: lý do lựa chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu; kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo.

2.4 Có ít nhất 01 thư giới thiệu của nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển đự định nghiên cứu.

2.5 Yêu cầu về ngoại ngữ 2: 
- Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ 2 (không trùng với ngôn ngữ của chuyên ngành đăng ký dự tuyển), cụ thể:

a) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng nước ngoài;

b) Bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;

c) Chứng chỉ tiếng nước ngoài ở trình độ tương đương tại BẢNG THAM CHIẾU CÁC CHỨNG CHỈ TIẾNG NƯỚC NGOÀI dưới đây do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

BẢNG THAM CHIẾU CÁC CHỨNG CHỈ TIẾNG NƯỚC NGOÀI



Stt

Chứng chỉ

Trình độ

1

CIEP/Alliance française diplomas

TCF B2 

DELF B2

Diplôme de Langue

2

Goethe -Institut

Goethe- Zertifikat B2

Zertifikat Deutsch für den Beruf (ZDfB)

3

TestDaF

TDN3- TDN4

4

Chinese Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK)

HSK level 4

5

Japanese  Language Proficiency  Test (JLPT)

N2

6

ТРКИ-Тест по русскому языку как иностранному (TORFL-Test of Russian as a Foreign Language)

ТРКИ-2

 (Theo Thông tư số 08 /2017/TT-BGDĐT ngày 04/4/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

-  Người dự tuyển là công dân nước ngoài phải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ theo quy định của Trường Đại học Hà Nội.

3. Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ Anh gồm ba phần:

Phần 1. Khối kiến thức chuyên ngành bổ sung

- Đối tượng NCS: cử nhân tiếng Anh và thạc sĩ chuyên ngành gần.

Bảng 1: Các học phần bổ sung đối với NCS có bằng cử nhân tiếng Anh đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ Ngôn ngữ Anh



Stt

Tên học phần


Ghi chú


CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG

(các học phần của chương trình đào tạo thạc sĩ)

 

 

1. KIẾN THỨC CHUNG

 

1

Triết học (Philosophy)

 

2

Ngoại ngữ hai (Second Foreign Language)

 

2. CÁC HỌC PHẦN CƠ SỞ NGÀNH VÀ CHUYÊN NGÀNH

 

Các học phần bắt buộc

 

3

Viết học thuật (Academic English Writing)

 

4

Lí thuyết học tiếng (Language Learning Theories)

 

5

Phương pháp giảng dạy tiếng Anh (TESOL Methodology)

 

6

Phương pháp nghiên cứu khoa học (Research Methods)

 

Các học phần tự chọn (lựa chọn 7 học phần)

 

7

Giao tiếp giao văn hóa (Cross-cultural Communication)

 

8

Thiết kế và đánh giá tài liệu dạy học tiếng Anh 


(ELT Materials Development and Evaluation)

 

9

Ngôn ngữ, Văn hoá và Xã hội 


(Language, Culture and Society)

 

10

Ngôn ngữ học đối chiếu (Contrastive Linguistics)

 

11

Dẫn luận Ngôn ngữ học ứng dụng

(Introduction to Applied Linguistics)

 

12

Kiểm tra đánh giá năng lực ngôn ngữ 


(Language Testing and Assessment)

 

13

Tiếng Anh chuyên ngành (English for Specific Purposes)

 

14

Chính sách ngôn ngữ và việc thực hiện chính sách ngôn ngữ 


(Language Policy and Enactment)

 

15

Ngôn ngữ học đại cương tiếng Anh 


(English General Linguistics)

 

16

Phân tích diễn ngôn (Discourse Analysis)

 

17

Văn học dạy trong tiếng Anh (Literature in English Language Teaching)

 

18

Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ngoại ngữ (ICT in Language Teaching)

 

19

Lý thuyết về quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai 


(Theories of Second Language Acquisition)

 

20

Lý thuyết dịch (Translation Theories)

 

21

Lý thuyết học tập (Theories of Learning)

 

 

 

Bảng 2: Các học phần bổ sung đối với NCS có bằng thạc sỹ ngành gần chuyên ngành Ngôn ngữ Anh



Stt

Tên học phần

Ghi chú

CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG

 

Các học phần bắt buộc

 

1

Lí thuyết học tiếng

(Language Learning Theories)

 

2

Phương pháp giảng dạy tiếng Anh (TESOL Methodology)

 

Các học phần tự chọn (lựa chọn 1 học phần)

 

3

Thiết kế và đánh giá tài liệu dạy học tiếng Anh (ELT Materials Development and Evaluation)

 

4

Kiểm tra đánh giá năng lực ngôn ngữ (Language Testing and Assessment)

 

5

Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ngoại ngữ (ICT in Language Teaching)

 

 

 


Phần 2. Các học phần, chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan


NCS có bằng thạc sĩ ngành đúng hoặc ngành phù hợp với chuyên ngành dự thi; NCS thuộc các ngành gần đã hoàn thành các học phần bổ sung; cử nhân tiếng Anh đã hoàn thành bổ sung chương trình đào tạo thạc sĩ Ngôn ngữ Anh thì phải hoàn thành chương trình của các học phần (12 TC), các chuyên đề tiến sĩ (4 TC) và tiểu luận tổng quan (2 TC).

Bảng 3: Học phần ở trình độ tiến sĩ, chuyên đề và tiểu luận tổng quan



 

Stt

            Tên học phần

Ghi chú

CÁC HỌC PHẦN, CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ 
VÀ TIỂU LUẬN TỔNG QUAN


 

1. CÁC HỌC PHẦN Ở TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

 

Các học phần bắt buộc

 

1

Phương pháp nghiên cứu trong ngôn ngữ và giáo dục
(Research Methods in Language and Education)

 

2

Các vấn đề đương đại trong thụ đắc ngôn ngữ thứ hai


(Contemporary Issues in Second Language Acquisition)

 

3

 

Các vấn đề đương đại trong ngôn ngữ học ứng dụng 


(Contemporary Issues in Applied Linguistics)

 

Các học phần tự chọn (Lựa chọn 1 học phần)

 

4

Đổi mới trong giảng dạy ngoại ngữ/ngôn ngữ thứ hai 


(Innovation in Second/Foreign Language Teaching)

 

5

Các vấn đề đương đại trong nghiên cứu dịch thuật 


(Contemporary Issues in Translation Studies)

 

6

Dụng học (Pragmatics)

 

2. CÁC CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ (2 chuyên đề)

 

3. TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

 


Phần 3. Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ


- Nghiên cứu khoa học không tính bằng số tín chỉ trong khối lượng kiến thức nhưng là yêu cầu bắt buộc trong chương trình đào tạo.
- Luận án tiến sĩ: 80 tín chỉ.
- Yêu cầu về số lượng và chất lượng của công trình khoa học sẽ công bố
- NCS cần có ít nhất 02 bài báo liên quan đến nội dung của luận án được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ của Trường Đại học Hà Nội, các tạp chí khoa học có uy tín cấp quốc gia, quốc tế hoặc trong các tuyển tập công trình (có phản biện) của Hội nghị khoa học chuyên ngành cấp quốc gia, quốc tế được xuất bản chính thức trong thời gian đào tạo. Tạp chí khoa học phải có trong danh sách tạp chí được hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước công nhận và tính điểm.

Bảng 4: Tóm tắt chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ Anh



Stt Nội dung Số tín chỉ
NCS là cử nhân
tiếng Anh đúng 
chuyên ngành
NCS là thạc sĩ 
chuyên ngành 
gần
NCS là thạc sĩ 
đúng chuyên 
ngành hoặc ngành 
phù hợp
PHẦN 1
CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG
1.1
Kiến thức chung
6
 

 

1.2
Các học phần cơ sở ngành và chuyên ngành
39
12
 
  Bắt buộc
18
9

 
Lựa chọn
21
3
 
PHẦN 2
CÁC HỌC PHẦN, CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ VÀ TIỂU LUẬN TỔNG QUAN
2.1
Học phần ở trình độ tiến sĩ
12
12
12
 
Bắt buộc
9
9
9
 

Lựa chọn
3
3
3
2.2
Các chuyên đề tiến sĩ
4
4
4
 
Chuyên đề 1
2
2
2
 
Chuyên đề 2
2
2
2
2.3
Tiểu luận tổng quan 
2
2
2
PHẦN 3
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
 
Luận án tiến sĩ
80
80
80
 
TỔNG SỐ
143
110
98
Đối với môn Ngoại ngữ học thuật, 
NCS phải tự học để đảm bảo yêu cầu tốt nghiệp.


4. Địa chỉ liên hệ

- Khoa Sau Đại học – Trường Đại học Hà Nội
- Địa chỉ: Phòng 211 nhà C, trường Đại học Hà Nội, km số 9, đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Điện thoại: (024)38544498, 0385518156
- Email:  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Website: saudaihoc.hanu.vn    FB: Sau dai hoc Hanu

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ NGÀNH NGÔN NGỮ PHÁP

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ NGÔN NGỮ PHÁP

1. Mục tiêu: 
Đào tạo những nhà khoa học có trình độ lý luận cao về ngôn ngữ Pháp và một số ngành học liên quan; có kiến thức sâu rộng về lý luận ngôn ngữ học nói chung, có trình độ cao trong giảng dạy lý thuyết và thực hành tiếng Pháp; sáng tạo trong việc phát hiện, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề khoa học và thực thiễn trong lĩnh vực ngôn ngữ Pháp.

2. Tên chuyên ngành đào tạo, mã số chuyên ngành:

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Pháp Mã số: 62 22 02 03 

3. Chỉ tiêu: Chỉ tiêu chung cho các ngành đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước là 10.

4. Thời gian đào tạo: 

- Đối với người có bằng thạc sĩ là 03 năm tập trung liên tục.

- Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học là 04 năm tập trung liên tục.

5. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển

6. Điều kiện dự tuyển

6.1. Về văn bằng: 
- Người dự tuyển cần có bằng thạc sĩ ngành đúng/phù hợp với chuyên ngành Ngôn ngữ Pháp hoặc ngành gần của tất cả các hệ đào tạo trong nước cũng như ngoài nước với điều kiện ngôn ngữ giảng dạy và học tập bằng tiếng Pháp. 
- Trường hợp chưa có bằng thạc sĩ ngành đúng/phù hợp hoặc ngành gần thì người dự tuyển phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành Ngôn ngữ Pháp, hệ chính quy, loại khá trở lên.

6.2. Về thâm niên công tác: 
Người dự tuyển cần có ít nhất hai năm thâm niên nghề nghiệp trong lĩnh vực công tác phù hợp với ngành Ngôn ngữ Pháp (kể từ khi tốt nghiệp đại học, tính từ ngày Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày đăng ký dự tuyển), trừ trường hợp được chuyển tiếp nghiên cứu sinh.

6.3. Về công trình nghiên cứu: 
- Người dự tuyển là thạc sĩ ngành đúng/phù hợp hoặc ngành gần phải có ít nhất một bài báo công bố trên các tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự tuyển. 
- Người dự tuyển chưa có bằng thạc sĩ ngành đúng hoặc ngành gần phải có ít nhất hai bài báo công bố trên các tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự tuyển. Nội dung các bài báo phải phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài đăng ký khi dự tuyển.

6.4. Về bài luận nghiên cứu: Có một bài luận về dự định nghiên cứu, trong đó trình bày rõ ràng đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu, lý do lựa chọn, mục tiêu, kết hoạch thực hiện đề tài; đề xuất người hướng dẫn.

6.5. Về thư giới thiệu: Có hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học như giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành; hoặc một thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành và một thư giới thiệu của thủ trưởng đơn vị công tác của người dự tuyển. Người giới thiệu cần có ít nhất 6 tháng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với người dự tuyển.

6.6. Về ngoại ngữ (Ngoại ngữ 2): Có một trong các chứng chỉ hoặc văn bằng ngoại ngữ sau: 

1) Có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương bậc 3 Khung Năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành theo Thông tư số 01/2014/TT-BGD-ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ GD&ĐT), một trong các thứ tiếng Anh, Nga, Trung Quốc, Đức, Nhật; 

2) Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài, không trùng với ngoại ngữ thuộc chuyên ngành đăng ký dự tuyển; 

3) Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ không trùng với ngoại ngữ thuộc chuyên ngành đăng ký dự tuyển.

6.7. Các điều kiện khác:

1) Được cơ quan quản lí nhân sự giới thiệu dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ. Đối với người chưa có việc làm, cần được địa phương nơi cư trú xác nhận nhân thân tốt và hiện không vi phạm pháp luật. 

2) Có Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định. 

3) Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật và của Trường Đại học Hà Nội. 

7. Thời gian tuyển sinh: Mỗi năm, Nhà trường tổ chức xét tuyển tối đa hai (02) lần. 

8. Địa chỉ liên hệ: 

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC, 
Phòng 211 Nhà C, Trường Đại học Hà Nội, Km9 – đường Nguyễn Trãi – quận Thanh Xuân – Hà Nội.
Điện thoại: 024.3854.4498, 0385518156
Email:  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Website: www.sdh.hanu.vn

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ NGÀNH NGÔN NGỮ NGA

Giới thiệu chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Ngôn ngữ Nga

1. Tiến sĩ Ngôn ngữ Nga (thông báo tuyển sinh năm 2019 xem tại đây)
- Chương trình đào tạo chuyên sâu, được thiết kế khoa học, dựa trên nhu cầu của học viên, giúp phát triển kỹ năng nghiên cứu, tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu công việc của học viên.
- Đội ngũ giảng viên, cán bộ hướng dẫn là PGS, TS giàu kinh nghiệm, có phương pháp giảng dạy và hướng dẫn khoa học hiện đại, luôn được cập nhật, được đào tạo chủ yếu Nga.
- Thời gian học linh hoạt, giúp học viên dễ sắp xếp công việc để tập trung học tập, nghiên cứu.
- Môi trường học tập, nghiên cứu chuyên nghiệp, tạo điều kiện tối đa về mặt học thuật và hành chính, giúp học viên yên tâm học tập nghiên cứu.

190522 Ngon ngu Nga_02        190522 Ngon ngu Nga_03

2. Đối tượng và điều kiện tuyển sinh
2.1 Văn bằng: Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ hoặc bằng cử nhân loại giỏi trở lên, ngành tốt nghiệp phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự tuyển.

2.2 Công trình nghiên cứu: Là tác giả 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

2.3 Có 01 bài luận về dự định nghiên cứu, trong đó trình bày rõ ràng các vấn đề như: lý do lựa chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu; kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo.

2.4 Có ít nhất 01 thư giới thiệu của nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển đự định nghiên cứu.

2.5 Yêu cầu về ngoại ngữ 2:
- Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ 2 (không trùng với ngôn ngữ của chuyên ngành đăng ký dự tuyển), cụ thể:
a) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng nước ngoài;
b) Bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
c) Chứng chỉ tiếng nước ngoài ở trình độ tương đương tại BẢNG THAM CHIẾU CÁC CHỨNG CHỈ TIẾNG NƯỚC NGOÀI dưới đây do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển. 

BẢNG THAM CHIẾU CÁC CHỨNG CHỈ TIẾNG NƯỚC NGOÀI



Stt Chứng chỉ Trình độ
1
TOEFL iBT
45 - 93
2
IELTS
5.0 - 6.5
3
Cambridge examination
CAE 45-59
PET Pass with Distinction
 4
CIEP/Alliance française diplomas
TCF B2 
DELF B2
Diplôme de Langue
5
Goethe -Institut

Goethe- Zertifikat B2
Zertifikat Deutsch für den Beruf (ZDfB)
6
TestDaF
TDN3- TDN4
7
Chinese Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK)
HSK level 4
8
Japanese Language Proficiency Test (JLPT)
N2


d) Người dự tuyển chuyên ngành Ngôn ngữ Nga có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ 2 đáp ứng quy định tại điểm a) hoặc b) hoặc c) nhưng không phải là tiếng Anh, thì phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn (có thể diễn đạt những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh). 
-  Người dự tuyển là công dân nước ngoài phải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ theo quy định của Trường Đại học Hà Nội.

3. Chương trình đào tạo. 
Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ gồm ba phần:
a) Các môn chung: triết học và ngoại ngữ;
b) Các học phần ở trình độ tiến sĩ (gồm học phần bắt buộc và các học phần lựa chọn), các chuyên đề tiến sĩ (03 chuyên đề liên quan đến các học phần lựa chọn) và bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn  đề liên quan đến đề tài luận án;
c) Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ.
Khối lượng, cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo



STT Các môn học và chuyên đề Ghi chú
1
Các môn chung (triết học + ngoại ngữ hai)

2
Các môn cơ sở và chuyên ngành (gồm nhóm học phần bắt buộc: 12 tín chỉ và nhóm học phần tự chọn 12 tín chỉ)

3
03 chuyên đề tiến sĩ

4
01 Bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án

5
Luận án


- Theo Quy chế đào tạo trình độ tiễn sĩ: Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý  thuyết, 30-45 tiết thực hành.  Mỗi  môn học thuộc Khung chương trình đào tạo gồm các tín chỉ lý thuyết và 01 tín chỉ thực hành.

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ NGÔN NGỮ NGA  
ĐẦU VÀO CỬ NHÂN



Stt Mã môn Tên môn Số
đvht
Số tiết học Ghi chú
A. Các môn chung 6 90 Bắt
buộc
1
5001
Triết học 
(Философия)
3
45
2
5002
Ngoại ngữ 2 
(Второй иностранный язык)
3
45
Các môn chuyên ngành
B. Các môn bắt buộc 9 135 Bắt
buộc
3
5203
Kỹ năng viết hàn lâm 
(Обучение научной речи)
3
45
4
5204
Ngôn ngữ học ứng dụng 
(Прикладная лингвистика)
3
45
5
5205
Phương pháp nghiên cứu khoa học (Методы научного исследования)
3
45
C. Các môn tự chọn 4 180 Chọn
04 môn
theo số thứ tự
6-13).

 

 

6     
5206
Phân tích diễn ngôn (Анализ дискурсa)
3
45
7 
5208
Bình diện văn hoá xã hội trong giảng dạy tiếng Nga ở môi trường ngoài ngôn ngữ (Социально-культурный аспект в преподаваниирусского языка вне языковой среды)
3
45
8
5209
Đối chiếu ngôn ngữ Nga-Việt (Сопоставление русского и вьетнамского языков)
3
45
9
5210
Ngữ âm học và âm vị học tiếng Nga 
(Фонетика и фонология русского языка)
3

45

10 
5211
Từ vựng học và thành ngữ học tiếng Nga (Лесикология ифразеология русского языка)
3
45
11 
5212
Văn học trong dạy tiếng 
(Литература в преподавании языка)
3
45
12
5213
Ứng dụng công nghệ/kỹ thuật trong dạy tiếng 
(Применение технологий/ТСО в преподавании языка)
3
45
13 
5214
Chuyên đề dịch (Спецкурсы по переводу)
3
45
D. Các chuyên đề và học phần ở trình độ tiến sĩ
03 chuyên đề tiến sĩ 9 135 NCS tự chọn đề tài, tự nghiên cứu và trình hội đồng
Các học phần ở trình độ tiến sĩ     Bắt buộc
14 

6201

Giao thoa ngôn ngữ và các loại hình giao thoa ngôn ngữ trong dạy/học tiếng Nga cho người nước ngoài (Языковаяинтерференция и её типы проявления в обучении РКИ)
3
45
 

15 

6202

Lý thuyết giao tiếp dưới góc độ dụng học (Tеория коммуникации в свете прагматики)
3
45
 

16 

6203

Phương pháp giảng dạy tiếng Nga cho người nước ngoài (Методика преподавания русского языка как иностранного /РКИ/).
3
45
 

01 bài tiểu luận tổng quan
Bắt buộc
E. Luận án tiến sĩ 
(Выполнение диссертационной работы)
8 120 Bắt buộc
Tổng 45 795  


4. Địa chỉ liên hệ

- Khoa Sau Đại học – Trường Đại học Hà Nội
- Địa chỉ: Phòng 211 nhà C, trường Đại học Hà Nội, km số 9, đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Điện thoại: (024)38544498, 0385518156
- Email:  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ; Website: saudaihoc.hanu.vn; FB: Sau Dai Hoc Hanu